2011/03/15

Lay y kien dong gop ve ODF cua Bo TTTT

Đóng góp ý kiến về tiêu chuẩn định dạng tài liệu mở trong cơ quan nhà nước

1. Open format (định dạng mở)
Với mục đích lưu trữ vĩnh cửu, tài liệu văn bản của một quốc gia phải được lưu trữ ở định dạng mở thỏa mãn các điều kiện:
a. Dựa trên các chuẩn mở
b. Được xây dựng bởi cộng đồng và công khai
c. Được duy trì bởi một tổ chức độc lập; không phải là một hay nhiều công ty
d. Bao gồm tài liệu hướng dẫn cụ thể
e. Không bao hàm các định dạng không mở và có bản quyền (không hoàn toàn tự do)
(Theo wikipedia)

Với việc lưu trữ văn bản: định dạng .odt, .ods, .opd (phiên bản 1.0, 1.1, 1.2) hoàn toàn thỏa mãn các điều kiện trên.

Tài liệu ODF (bao gồm odt, ods, opd) được nén và giải nén bằng chuẩn nén mở ZIP.
Chuẩn zip được sử dụng trong ODF không dùng, và do đó không bị ảnh hưởng bởi các patent mới nhất về zip.

Các cổng thông tin của chính phủ cần trao đổi, kết nối bằng những định dạng mở như:
ODF (chuyển trực tiếp file), văn bản thuần túy (plain-text, có thể mã hóa tùy theo yêu cầu),
hoặc các dịch vụ web (web service, có mã hóa nếu cần) để đảm bảo tính mở trong cả quá trình
lưu trữ và truyền tin.

Sử dụng định dạng mở nghĩa là tự tạo cho mình sự tự do về công nghệ, không bị ảnh hưởng bởi
một công ty độc quyền nào đó.

Thông thường, các định dạng mở được phát triển ổn định bởi cộng đồng nên hoàn toàn có thể tin tưởng
về tính ổn định của nó.

Trong trường hợp xấu nhất: Định dạng trở nên quá cũ và không còn người bảo dưỡng thì Việt Nam,
với tư cách là một quốc gia độc lập, hoàn toàn có thể tự duy trì và phát triển chuẩn này (do tính mở của nó)

Ngược lại, một chuẩn không mở với một phần mềm đọc và sửa định dạng không mở đó,
không miễn phí, không mở sẽ là nguy cơ lớn khi công ty cung cấp định dạng và phần mềm
này ngừng cung cấp dịch vụ. Sự phụ thuộc này liên quan đến độc lập và an ninh quốc gia,
chúng ta sẽ vĩnh viễn phụ thuộc về tiền bạc (mua mới, nâng cấp phần mềm, tư vấn, nâng cấp chuẩn)
cũng như công nghệ đối với công ty này.



------------

Bộ TT&TT lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với Thông tư quy định về tiêu chuẩn định dạng tài liệu mở trong cơ quan nhà nước

(Mic.gov.vn) -
Dự thảo thông tư nêu quy định, tất cả các tài liệu (file) dạng văn bản, bảng tính, trình diễn được đăng tải trên cổng, trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước phải có định dạng theo tiêu chuẩn định dạng tài liệu mở ODF; Khuyến khích các cơ quan nhà nước sử dụng tiêu chuẩn định dạng tài liệu mở ODF đối với các tài liệu dạng văn bản, bảng tính, trình diễn được dùng trong việc lưu trữ, trao đổi thông tin giữa các cơ quan nhà nước với người dân, doanh nghiệp hoặc giữa các cơ quan nhà nước với nhau.


Định dạng tài liệu mở ODF là tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7978:2009 (tương đương với tiêu chuẩn ISO/IEC 26300:2006) được quy định tại Quyết định số 1761/QĐ-BKHCN ngày 27/8/2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố tiêu chuẩn quốc gia. Cụ thể:

- Định dạng là .odt đối với tài liệu dạng văn bản.
- Định dạng là .ods đối với tài liệu dạng bảng tính.
- Định dạng là .odp đối với tài liệu dạng trình diễn.

Các cổng, trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước đang hoạt động hoặc triển khai trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành cần được rà soát và có lộ trình chuyển đổi, nâng cấp phù hợp để áp dụng tiêu chuẩn định dạng tài liệu mở ODF.

Từ ngày hôm nay 18/2/2011 đến ngày 19/4/2011, trên Trang Thông tin điện tử của Bộ TT&TT sẽ đăng tải bản dự thảo Thông tư để lấy ý kiến góp ý rộng rãi của nhân dân. Nội dung bản dự thảo và ý kiến đóng góp được đăng tải tại đây.

http://mic.gov.vn/layyknd/Trang/default1.aspx

2011/03/13

SilverLight vs HTML5, future of the Web


(2011/03/11 11:53), Nguyen Hong Quang wrote:
> On 11/03/2011 10:41, Nguyen Vu Hung (VNC) wrote:
>> (2011/03/11 8:31), Vo Huy Quang wrote:
>>> Ajax được xem là sách học làm bánh, còn SilverLight có thể ví như một bộ
>>> dụng cụ để làm bánh. Không thể mang hai thứ này đi so sánh với nhau được.
>>> Chả khác nào so sánh ngôn ngữ lập trình PHP với bộ Visual Studio của
>>> Microsoft được.
>>>
>> Với người ăn bánh như em: Chỉ cần biết bánh ngon, hợp khẩu vị hay không;
>> Chứ không cần biết rằng nó được làm (bẩn) như thế nào.
>>
>> Theo slide 18 ở dưới, tốc độ của ajax (coi là một middle ware)
>> chậm hơn so với SilverLight (là một middle ware)
>> -> Đây là điểm cần bàn.
>>
> Vấn đề này không phải OT.
> Mình chẳng thạo gì cả 2 thứ này. Chỉ có một câu hỏi: SilverLight có bắt buộc phải
> chạy trên Windows không?
SilverLight hiện tại phải phát triển trên Windows.
Nghĩa là, bộ đồ làm bánh (IDE) phải phát triển trên Windows.

SilverLight có *runtime* cho FF trên Linux và IE, Safari trên Mac OS X, IE + FF trên Windows
Nghĩa là, ăn bánh ở nhiều tiệm khác nhau, nhiều kiểu ăn phong phú.

> Hoặc nó sẽ chỉ nhanh hơn trên phiên bản chạy trên Windows không?
Benchmark trong silde 18 em gửi trong OP rất thiếu thông tin,
em cho là một loại FUD vì không đủ chứng cứ kỹ thuật.

> Nếu câu trả lời là Yes thì có lẽ không có mấy điều phải bàn vì nó không phải
>là thứ đồ độc lập với HĐH như Ajax. Không cùng "đẳng cấp" :-)

Nhìn bề ngoài thì: SilverLight cũng hỗ trợ *nhiều* OS, browsers, nhưng bản thân công nghệ đó không mở
# Cho dù source code của nó có thể mở giống như MHST 2010 đã làm :)

Đồ rằng,
SilverLight sẽ chết dần
HTML 5 sẽ thay thế dần Flash, SilverLight... (ý của Trúc)

cf. http://www.slideshare.net/mannm/deck-03-3101927
cf. http://lists.hanoilug.org/pipermail/hanoilug/2011-March/008003.html