2008/09/09

Cach tiep thu y kien cua nguoi Viet va FOSS

-- to be changed --

Cách tiếp thu ý kiến của người Việt và FOSS

phần mềm mã mở đầu tiên có từ những ngày đầu trong lịch sử máy tính . Mục đích của việc mở mã nguồn là để mọi người tham gia dự án có thể peer-review code cũng như những thành quả lao động của những thành viên khác trong dự án. Việc peer-review này ảnh hưởng lớn đến chất lượng cũng như độ lớn của dự án .

Trong những nghành nghiên cứu, peer-review có lịch sử lâu đời và nó có quy trình hoàn hảo hơn . A đệ trình luận văn của mình lên hội đồng và hội đồng sẽ "chấm" luận văn của anh ta. Việc "chấm" luận văn này được tiến hành bởi một số ít người có quyền review.

Với FOSS, điểm khác nhau là sự "mở" của mã nguồn, và hơn nữa là sự "mở" đối với ý kiến được đóng góp. Khác với ví dụ về luận văn ở trên, trong một dự án mở, bất kỳ thành viên nào cũng có thể review code của người khác. Anh ta có quyền góp ý, chỉ trích . Và nếu anh ta không tán thành với dự án hiện tại, anh ta hoàn toàn có thể dùng code hiện tại cả dự án và phát triển nó theo hướng riêng của mình .

Thông thường, nơi để trao đổi cho những dự án mã mở là mailing list hay forum. Bất kỳ thành viên nào cũng có quyền đóng góp. Ở Mỹ hay Âu Châu, do đặc thù văn hóa, thành viên không ngại khi chỉ trích người khác và không sợ khi bị chỉ trích. Họ tiến hành hai phần của công việc review: Chỉ trích người khác và bảo vệ ý kiến của mình khi bị chỉ trích . Họ không sợ bị chê cười khi ai đó chỉ ra rằng code của mình sai, hoặc người khác có giải pháp tốt hơn . Với Việt Nam, tình hình thay đổi. Mailing list hay forum thậm chí có hàng trăm, hay ngàn người tham gia trong khi số thành viên active ( tích cực tham gia trao đổi ), chỉ là con số đếm trên đầu ngón tay .

Ở một mailing list cũ mà tôi biết và lấy làm ví dụ: Vietlug . Số thành viên tham gia trong thời điểm nhiều nhất khoảng 250 . Số người gửi email lên mailing list chỉ khoảng 20. Những thành viên còn lại, im lặng và đọc . Họ thích tiếp thu kiến thức một chiều . Họ sợ rằng nếu mình "lỡ lời", bản thân sẽ bị chê cười về sự ngu ngốc của họ . Một giả định khác: Một số thành viên "cao thủ" coi những vấn đề thảo luận là hiển nhiên, không nhất thiết phải thảo luận. Họ không đóng góp những ý kiến quý giá của mình cho cộng đồng.

[1] http://blog.360.yahoo.com/blog-tNaZu7Qnbq4Tbr6XhJCFBA--?cq=1&p=1374

0 件のコメント: